Google Analytics là gì? Thông tin cơ bản về Google Analytics.
Trong lĩnh vực quản trị các website hay SEO top website, quá trình phân tích số liệu và đánh giá trạng thái của website luôn là một trong những bước rất quan trọng bởi nó giúp bạn biết rõ tình hình phát triển cụ thể của website, từ đó đưa ra phương án tối ưu website một cách phù hợp và hiệu quả hơn.
Để làm được điều này, bạn cần có công cụ đắc lực hỗ trợ phân tích website trực tuyến để theo dõi số liệu theo thời gian thực. Một trong những công cụ được tin dùng nhất hiện nay phải kể đến Google Analytics, công cụ này dường như đã trở thành một phần không thể thiếu để giúp bạn cải thiện, tối ưu hóa website đối với người dùng. Nếu bạn đã từng nghe qua về công cụ này nhưng chưa nắm rõ những thông tin về nó thì hãy đón đọc bài viết dưới đây để tham khảo nhé!
- Hướng Dẫn Chạy Quảng Cáo Google Adwords
- Chuẩn SEO Của Google Là Như Thế Nào?
- Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO để lên TOP Google
Google Analytics là gì ?
Google Analytics một trong những công cụ trực tuyến của Google cung cấp dịch vụ phát triển website đến người dùng. Đây là công cụ được sử dụng nhằm mục đích phân tích số liệu, đánh giá hiệu quả của các hoạt động Online Marketing (như SEO hay các hoạt động marketing khác).
Google Analytics giúp bạn biết được lưu lượng truy cập, dữ liệu về lượng truy cập, nguồn truy cập các dữ liệu, nhân khẩu học, thời gian trung bình khi truy cập và tỷ lệ thoát trang của người dùng. Ngoài ra nó còn giúp bạn hiểu rõ hành vi của người dùng khi truy cập website.
Nền tảng miễn phí do Google cung cấp này không giới hạn trên các website, nó sẽ theo dõi cả các ứng dụng trên Android và iOS, hỗ trợ các quản trị viên website và ứng có thể nắm rõ tổng thể tình trạng của website, ứng dụng qua con bot tuần tra của Google Analytics.
Google Analytics là công cụ hoàn toàn miễn phí, cho phép người dùng sử dụng không giới hạn, bạn chỉ cần đăng ký cho mình một tài khoản là có thể dễ dàng sử dụng rồi.
Các quy trình hoạt động cơ bản của Google Analytics
Khi bạn có tài khoản Google Analytics và liên kết chúng với một hay nhiều website của bạn thì Google Analytics sẽ cung cấp cho bạn một đoạn mã ID và một đoạn mã Javascript nhỏ dùng để nhúng vào trong website, nếu bạn có nhiều tài khoản website thì mỗi tài khoản website của bạn cũng sẽ được cấp ID và đoạn mã tương ứng. Đoạn mã Javascript này đóng vai trò thu thập các thông tin cơ bản của người dùng khi ghé thăm website của bạn, ngoài ra nó còn cho bạn biết cách tương tác của họ với website như thế nào.
Khi có người dùng truy cập vào website của bạn, phía Google Analytics sẽ tự động tạo cho họ một ID riêng tương ứng để tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin về hành vi sử dụng, tương tác với website, thiết bị sử dụng, thời gian truy cập, các trang đã truy cập, vị trí của người dùng… và rất nhiều thông tin khác.
Các dữ liệu thu thập được sẽ được sẽ được máy chủ của Google Analytics xử lý, chuyển đổi thành các thông tin, số liệu có ích cho website của bạn thông qua các báo cáo chi tiết được hiển thị trên Dashboard của Google Analytics. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem Dashboard này trên Dashboard của trang bên thứ ba như WordPress nếu như có cài đặt thêm plugin. Báo cáo được chia làm các nội dung chính : Người truy cập, doanh thu, lượng tương tác…
Những tính năng của Google Analytics
- Cài đặt thiết lập dashboard như ý muốn để có được số liệu cần thiết.
- Sử dụng tính năng Advanced Segment để phân tích và theo dõi các chiến dịch cụ thể.
- Biểu thị các nội dung mà khách hàng quan tâm, yêu thích, tìm kiếm dựa trên các hình ảnh.
- Dựa trên các đặc tính của người truy cập mà như : độ tuổi, giới tính, sở thích, chủ đề quan tâm, thời gian truy cập… để phân hoá ra các nhóm đối tượng người dùng.
- Thu thập dữ liệu về website, chủ đề người dùng quan tâm, các từ khoá được người dùng tìm kiếm để đi đến được website của bạn.
- Ngoài ra còn cung cấp cho bạn tính năng Funnel Visualization, giúp bạn hiểu được người dùng thường thoát trang, bỏ mua hàng khi nào trên website.
- Giúp bạn thống kê tổng số doanh thu sản phẩm, dịch vụ trên website của bạn.
- Biết được hành vi của người dùng dựa vào tính năng Multi-Channel Funnels, từ đó giúp bạn hiểu rõ vì sao người dùng biết đến và thường xuyên truy cập vào website của bạn (qua các phương tiện mạng xã hội, tìm kiếm, các trang web khác vệ tinh hay các nguồn website khác…)
- Tạo mô hình so sánh mức độ tích cực tham gia của các kênh marketing với Model Comparision.
Các ứng dụng mà Google Analytics mang lại
Như các bạn đã biết, ứng dụng Google Analytics có vai trò chủ yếu là giúp các quản trị viên, các nhà phát triển website nắm bắt rõ ràng cụ thể tình trạng của website, hành vi tương tác của người dùng, từ đó xây dựng chiến lược cụ thể để tối ưu website cũng như đẩy mạnh việc kinh doanh, buôn bán trên website. Để hiểu rõ những ứng dụng của Google Analytics mang lại, chúng tôi sẽ giúp bạn liệt kê ra dưới đây :
Thống kê thời gian thực (real-time)
Mỗi ngày, Google Analytics giúp bạn thống kê được có bao nhiêu người dùng truy cập và sử dụng website của bạn. Từ đó mà giúp bạn có thể nắm rõ lượng truy cập trung bình mỗi ngày, dựa vào đó mà xây dựng KPIs cho chiến dịch của mình.
Thống kê nguồn truy cập của người dùng, ngôn ngữ họ sử dụng cùng hệ điều hành của thiết bị người dùng
Một trong những chức năng nổi bật có tính hiệu quả cao cho người dùng của Google Analytics là tính năng giúp bạn thống kê được nguồn truy cập vào website của những người dùng khác tới website của bạn qua những con đường nào là nhiều nhất, những con đường họ tới website của như các phương tiện mạng xã hội, kết quả tìm kiếm của Google, quảng cáo hay các website khác…
Google Analytics còn có khả năng thống kê được ngôn ngữ, thiết bị điện từ cũng như người dùng sử dụng để truy cập vào website của bạn là gì, giúp bạn có thêm định hướng để xây dựng và tối ưu website thân thiện với người dùng.
Chỉ rõ hành vi người dùng trên website
Như đã nói ở trên Google Analytics còn có tính năng thống kê các thông tin về hành vi thực sự của người dùng trên website. Google biểu thị các thông tin đó qua các chỉ số như thời gian trung bình của 1 lần truy cập, trang hoặc bài viết có số lần truy cập nhiều, tỷ lệ thoát trang và các chỉ số khác cần thiết để phát triển website.
Phân tích lưu lượng truy cập theo nhân khẩu học
Một trong những điều Google Analytics khiến người dùng hài lòng phải kể đến tính năng phân tích số liệu về giới tính, địa điểm, sở thích… của người dùng truy cập nhờ vào việc thu thập thông tin qua cookies người dùng hoặc được máy chủ Google định vị, theo dõi.
Lý do tại sao bạn nên hoặc không nên dùng Google Analytics?
Ưu điểm:
Google Analytics là công cụ theo dõi và hỗ trợ website mạnh mẽ nhằm đem đến trải nghiệm tốt cho người dùng, không những thế, nó còn có những ưu điểm nổi trội để thu hút người dùng đó.
- Miễn phí : Đây chắc chắn là một trong những ưu điểm lớn của ứng dụng! Người dùng có thể sử dụng công cụ hoạt động chất lượng này nhưng lại không tốn thêm chi phí cho nó, giúp bạn tiết kiệm chi phí cho những hoạt động khác. Ngoài ra, sẽ khá phức tạp để bạn có thể sử dụng các chức năng nâng cao của Google Analytics nên Google cũng cung cấp thêm khoá học “học viện chính chủ”, bạn có thể truy cập để tham khảo.
- Tự động : Bạn chỉ cần truy cập Google Analytics và thiết lập như ý muốn là bạn có thể an tâm theo dõi hoạt động của website.
- Tiện lợi : Ngoài miễn phí, Google Analytics còn gây được thiện cảm với người dùng bởi tính tiện lợi khi cho phép người dùng có thể xem trên mọi thiết bị và có ứng dụng nguyên gốc cho thiết bị di động như smartphone, Ipad…
- Hệ sinh thái Google : Google có nhiều công cụ và tài nguyên có thể kết hợp với nhau mang lại hiệu quả tối ưu mà bạn muốn hướng đến, chỉ nói riêng Google Analytics có thể kết hợp với các công cụ như Google Search Console, Google Adsense, Google Ads hay Google Optimize, Google Tag Manager có thể giúp bạn có thêm nhiều thông tin và giúp bạn đạt hiệu quả tối ưu cao.
Khuyết điểm:
Giống như các ứng dụng, công cụ khác, Google Analytics cũng có những khuyết điểm có thể ít nhiều gây ảnh hưởng đến website của bạn.
Vì Google thu thập thông tin của người dùng và các website khác nên đồng thời, Google cũng sẽ thu thập thông tin Website của bạn. Bạn không phải trả phí, thay vào đó bạn phải trả phí bằng thông tin.
Ngoài ra, Google trong phân tích số liệu, so với một số công cụ khác, Google còn có những giới hạn nhất định.
Tổng kết:
Bài viết trên là những thông tin cơ bản về Google Analytics và những ưu nhược điểm của nó, tuy nhiên khi đặt nó lên bàn cân có lẽ sẽ là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn.